10 năm nữa ứng dụng di động sẽ ra sao?

Hôm nay đọc một bài viết về tương lai của ứng dụng di động, tôi có vài quan điểm cá nhân thế này.
Trong khoảng 10 năm nữa thì các ứng dụng di động sẽ giảm dần(ít nhất là cài trên điện thoại của bạn). Hãy làm một phép thử thế này. Bật điện thoại của bạn lên và đếm xem, có bao nhiêu ứng dụng bạn đã cài vào máy của bạn (trừ những ứng dụng mặc định) và bao nhiêu trong số chúng chỉ sử dụng một lần(có khi là xóa đi ngay trong lần cài đặt đầu tiên)?
Một nghiên cứu cho thấy là, kể cả bạn có sử dụng thường xuyên đến đâu, thì cũng chỉ có khoản trên dưới 30 ứng dụng là cùng. Một con số khá nhiều đó chứ. Nhưng hãy thử coi bạn sử dụng bao nhiêu trong số chúng? Hay có chăng nó đang làm chậm điện thoại của bạn, nó chiếm dung lượng bộ nhớ, chạy ngầm và liên tục cập nhật ngay cả khi bạn không sử dụng chúng?
“Ứng dụng phải thực hiện những hành động thường xuyên, thay vì chỉ cung cấp thông tin.”
Sự thật là chỉ một số nhỏ các ứng dụng bạn sử dụng nó mỗi ngày, còn lại không đáng để bạn cài đặt vào máy? Vì sao ư, điều bạn cần là một trang web, nó thân thiện với thiết bị di động. Nếu thông tin là tất cả những gì bạn muốn thì tốt nhất là hãy Google nó đi.
Vì sao lại không cần quá nhiều ứng dụng như vậy?

Hãy lấy Wechat, Go-jek, hay gần hơn là Grab để làm một ví dụ. Bạn có nhìn thấy tất cả trong 1 không(all-in-one)? Họ đang cố gắng hợp nhất tất cả mọi thứ vào một ứng dụng: Go-ride, go-car, go-food, go-mart, go-send, go-box, go-massage, go-clean, go-glam, go-tix, go-auto, go-busway, go-med…omg… Họ đang cố gắng cho tất cả những dịch vụ hiện có vào một và chỉ một nền tảng (tôi đã có bài viết review về nền tảng).
Họ gọi đây là những ứng dụng gốc. Tại sao? Tại sao tất cả những công ty lớn, startup công nghệ trên thị trường đang cố gắng đứng đầu về một thị trường và sau đó họ bắt đầu làm tất cả trên một nền tảng, ứng dụng?
“Trong lĩnh vực công nghệ kẻ chiến thắng là kẻ đứng đầu, đứng thứ hai hay thứ ba đều không đáng chú ý. Chính vì thế nên các nhà đầu tư đang nướng tiền cho cái gọi là top 1. Tất nhiên, người tiêu dùng là người được hưởng lợi.”
Bạn hãy tưởng tượng. Nếu như một trong số các ứng dụng này được đặt làm ứng dụng mặc định trong điện thoại của bạn khi được mua(các công ty sẽ đàm phán với các nhà sản xuất điện thoại) thì bạn sẽ còn muốn vào app store để cài đặt thêm?
Nhìn rộng ra một chút, các thiết bị như Ipad, PC, latop của bạn. Có những phần mềm, ứng dụng nào bạn đã cài trên đó? Bao nhiêu trong số chúng được sử dụng thường xuyên?
Theo như cài đặt bất cứ thứ gì trên ổ cứng, hãy nghĩ về xu hướng đối với các dịch vụ dựa trên đám mây và phần mềm như một mô hình dịch vụ (SaaS) được phân phối trên các trình duyệt thay vì cài đặt phần mềm. Liệu những ứng dụng mà phải “install” có còn tương lai?
Hãy nhớ rằng Google đã cho ra mắt thử nghiệm việc xây dựng các ứng dụng ngay trên trình duyệt mà bạn không cần phải làm bất cứ thao tác cài đặt nào, điều này thật sự thú vị đấy chứ?
Một điểm nữa, tôi đứng về phía những nhà phát triển ứng dụng. Việc duy trì ứng dụng dành cho thiết bị di động đòi hỏi thời gian, công sức và tiền bạc, đặc biệt khi các hệ điều hành như iOS và Android cập nhật thường xuyên. Bạn có nhận thấy rằng mỗi khi bạn cập nhật phần mềm trên điện thoại của mình, có sự cố xảy ra ở một trong các ứng dụng của bạn?
Sự hợp nhất đang đến gần, và những ứng dụng riêng lẻ đang dần trở nên “xa lạ” hơn. Hoặc cá nhân hóa một ứng dụng để sử dụng mọi thứ trong một đang là một xu hướng, mà nó không dành cho các startup nhỏ lẻ.
Vậy thì những nhà phát triển ứng dụng di động nên có những động thái gì cho việc chuyển biến này? Tôi sẽ có bài viết riêng để bình luận về vấn đề gai góc này.
Trên đây là một số ý kiến chủ quan cá nhân, nó có thể đúng, sai tùy vào góc nhìn của bạn. Và hãy chia sẻ ý kiến của bạn dưới bài viết này.
Bài viết có tham khảo số liệu và hình ảnh tại đây.
Cảm ơn các bạn đã đọc, ủng hộ tôi bằng cách clap và share nhé 🤗
Hà Nội, 23h59, 05/11/2018.